Thành phố Đà Lạt ngàn hoa nổi tiếng với rất nhiều địa điểm du lịch, tham quan đẹp. Một trong số đó không thể không kể đến chùa Thiên Vương Cổ Sát. Ngôi chùa này được thiết kế theo phong cách kiến trúc Trung Hoa, là chốn linh thiêng được nhiều du khách gần xa ghé tới. Sau đây, hãy cùng Halo Travel khám phá xem, ngôi chùa này có gì đặc biệt nhé!
1. Định vị tọa độ chùa Thiên Vương Cổ Sát
- Địa chỉ: MiMoSa, phường 10, thành phố Đà Lạt
Là một ngôi chùa mang đậm nét kiến trúc phong kiến Trung Hoa, chùa Thiên Vương Cổ Sát là một ngôi chùa tại Đà Lạt thu hút rất nhiều du khách. Một phần vì nét cổ kính, phần khác là vì sự khác biệt trong kiến trúc của ngôi chùa này.
Ảnh: @travelgav
Chùa Thiên Vương Cổ Sát nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt tầm 5km về phía Đông Bắc. Và ngôi chùa này còn có một tên gọi vô cùng phổ biến khác là chùa Tàu. Chùa Tàu nằm yên bình trên đồi Rồng bao quanh là cây cối. Không khí tĩnh lặng và tâm linh của ngôi chùa như tách biệt với thế giới bên ngoài. Đến với nơi này, tâm hồn của bạn chắc chắn sẽ trở nên thanh thản, bình an hơn.
Bài viết bạn quan tâm: Kinh nghiệm du lịch Đà Lạt chi tiết A-Z
2. Cách di chuyển đến chùa Thiên Vương Cổ Sát
Tọa lạc ngay tại đồi Rồng, không cách quá xa trung tâm thành phố nên không khó để bạn có thể di chuyển đến chùa Thiên Vương Cổ Sát. Để di chuyển đến ngôi chùa này, bạn có thể chọn nhiều cách khác nhau. Có thể bắt xe ôm, hoặc thuê xe tự lái.
Đối với những người tự lái xe đến tham quan chùa, bạn có thể di chuyển theo cách sau. Tại trung tâm thành phố, xuất phát từ đường Trần Hưng Đạo và đi đến đường Khe Sanh. Đến đường Khe Sanh rồi, bạn đi thêm khoảng độ 350m nữa là đến chùa.
Ảnh: Phạm Nhật Biển
3. Lịch sử hình thành của chùa Thiên Vương Cổ Sát
Chùa Thiên Vương Cổ Sát được xây dựng bởi hòa thượng Thọ Dã thuộc hội quán Triều Châu vào năm 1958. Lúc này các nguyên vật liệu cây dựng chùa còn khá đơn giản, chùa chủ yếu được cấu tạo từ gỗ và mái tôn. Trải qua một thời gian dài, công trình chùa Thiên Vương Cổ Sát xuống cấp.
Và đến năm 1989, ngôi chùa này đã được ông Lê Văn Cảnh – một Phật tử của chùa trùng tu và tân trang lại khang trang và đẹp đẽ hơn. Tường đã được xây dựng lại bằng gạch một cách chắc chắn.
Hiện tại, ngôi chùa ngày một đẹp hơn với sân vườn thoáng rộng và muôn hoa khoe sắc quanh chùa. Đây là một địa điểm tham quan cực kỳ lý tưởng mà du khách nhất định phải đến tham quan khi có dịp ghé qua Đà Lạt.
Một số ngôi chùa đẹp ở Đà Lạt:
4. Khám phá kiến trúc của chùa Thiên Vương Cổ Sát
Cổng vào
Trước khi bước chân vào ngôi chùa, bạn sẽ phải đi qua một chiếc cổng chùa uy nghiêm, sừng sững dưới bóng hàng thông râm mát. Người ta gọi đó là cổng tam quan. Khi đặt chân đến nơi này, bạn sẽ cảm nhận được rõ không khí tâm linh thiêng liêng, trang trọng theo phong cách Trung Quốc cổ đại.
Ảnh: @ericdang_
Tư Bi Bảo Điện
Sau khi bước qua cổng tam quan, bạn sẽ đi đến chính điện với chiếc biển đề chữ Hán mang nghĩa “Tư Bi Bảo Điện”. Trong Tư Bi Bảo Điện, có một tương Phật Di Lặc màu vàng được đặt ở chính giữa điện với chiều cao khoảng 3m.
Ảnh: Nghi Vương
Ảnh: Nghi Vương
Hai bên điện được đặt thêm 4 bức tượng Tứ Đại Thiên Vương sừng sững, oai nghiêm. Tứ Đại Thiên Vương ở đây có Đa Văn Thiên Vương, Quảng Mục Thiên Vương, Trì Quốc Thiên Vương và Tăng Trưởng Thiên Vương.
Quang Minh Bảo Điện
Đằng sau của Từ Bi Bảo Điện là Quang Minh Bảo Điện. Quang Minh Bảo Điện là công trình chính của ngôi chùa. Trên nóc điện có 2 con rồng uốn lượn được đặt đối diện nhau. Cách thiết kế này lại mang nặng lối tư duy của người Việt.
Ảnh: @ericdang_
Bên trong của điện ngày được đặt Tây Phương Tam Thánh, là 3 pho tượng gỗ trầm hương cao 3m và nặng 1.5 tấn.
Ảnh: Nghi Vương
Ở giữa điện đặt tượng A Di Đà. Bên trái điện đạt tượng Quan Thế Âm Bồ Tát. Và bên phải điện đặt tượng Đại Thế Chí Bồ Tát. Những pho tượng này, vào năm 1958, đã được hòa thượng Thọ Dã thỉnh từ Hong Kong về.
Tượng Phật Thích Ca
Sau Quang Minh Bảo Điện, người ta đặt một pho tượng Phật Thích Ca cao khoảng 10m đang tọa thiền trên tòa sen. Phía sau tượng Phật Thích Ca này được đặt 1 bức tường có 9 bức phù điêu. 9 bức phù điêu này là 9 con rồng với những hình dạng và trạng thái tư thế khác nhau, mà người ta hay gọi là Cửu Long.
Ảnh: @dory_huynhyennnnn
Tham khảo thêm các địa điểm du lịch khác ở Đà Lạt:
5. Điểm đặc biệt của chùa Thiên Vương Cổ Sát
Điểm thực sự đặc biệt ở ngôi chùa này có thể kể đến bàn xoay vô cùng thần kỳ. Chiếc bàn xoay này trông thì không có gì đặc biệt. Nhưng khi bạn đặt tay lên chiếc bàn này và nhắm mắt. Bạn có thể cảm nhận được, chiếc bàn này đang xoay chuyển theo chiều mà bạn nghĩ. Đây là một trong những điều vô cùng kỳ diệu, và cũng là một điểm thu hút đặc biệt của ngôi chùa này với du khách gần xa.
Ảnh: Sưu tầm
Ai đã từng đến với ngôi chùa Thiên Vương Cổ Sát này chắc chắn sẽ có những ấn tượng sâu sắc với những tòa bảo nguy nga, mang đậm nét phong kiến cổ Trung Quốc. Không những thế, các pho tượng ở đây vô cùng sừng sững, oai nghiêm, chứa đựng những giá trị to lớn không thể đong đếm được. Có thể nói rằng, ngôi chùa này mang lối kiến trúc đặc sắc, đầy tinh tế, là chốn linh thiêng cho những khách lạ đường xa ghé qua thăm thú và gửi gắm tâm nguyện của chính mình.
Ảnh: Phạm Nhật Biển
6. Một vài lưu ý khi tham quan chùa Thiên Vương Cổ Sát
- Không xả rác bừa bãi ra khu vực chùa
- Không gây mất trật tự trong quá trình tham quan chùa
- Không tự ý động vào tượng hay những vật trong điện thờ
- Đi vào chốn linh thiêng như thế này, bạn nên ăn mặc kín đáo, lịch sự, chỉnh tề để phù hợp với thuần phong mỹ tục.
Thông tin chi tiết về chùa Thiên Vuong Cổ Sát Đà Lạt:
- Địa chỉ: MiMoSa, phường 10, thành phố Đà Lạt
- Email: chuatau@dalatcity.org
- Giờ mở cửa: 07:00 – 19:00
- Giá vé: Miễn phí
Trên đây là tất cả những thông tin về chùa Thiên Vương Cổ Sát. Đến Đà Lạt rồi, đừng quên ghé qua ngôi chùa này. Đến đây, bạn có thể được chiêm ngưỡng lối kiến trúc Tàu độc đáo. Không chỉ thế, tâm hồn bạn sẽ thanh tịnh, yên bình hơn trong chốn cửa Phật thiêng liêng này.
Bài viết bạn quan tâm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét